Tnh dầu Cỏ Xạ Hương

Tên tiếng Anh: Thyme Oil
Tên khoa học: Thymus vulgaris
Thành phần chiết xuất: Cây, lá, hoa
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
Tiêu chuẩn sản xuất: ISO/ GMP Certified
Chứng nhận TCSP: 1583/2012/ATTP-XNCB

Mô tả thực vật:
Cỏ xạ hương là loài cây thân thảo hay cây bụi nhỏ sống lâu năm, có hương thơm, cao tới 40 cm, thuộc họ Lamiaceae. Cây có nguồn gốc từ khu vực ôn đới châu Âu, Bắc Phi và châu Á. Thân nhỏ và cứng; lá mọc thành từng cặp đối, hình trứng, mép lá nguyên, nhỏ, dài 4–20 mm, thường có hương thơm. Hoa mọc thành cụm hình đầu, dày dặc ở đầu cành, với đài hoa không cân đối, môi trên 3 thùy, môi dưới sứt; đài hoa hình ống, dài 4–10 mm, màu trắng, hồng hay tía.
Tên gọi khoa học của chi này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ để chỉ một loại cây thân thảo có hương thơm.

Chỉ tiêu chất lượng sản phẩm:
Màu sắc: tinh dầu có màu vàng nhạt
Hương thơm: Mùi hương thơm mát giống mùi bạc Hà
Tỷ trọng: 0.890 - 0.950
Chỉ số khúc xạ: 1.480 - 1.499
Năng suất quay cực: -5 đến + 5 
Thành phần chính: Cỏ xạ hương chứa tới 0,1-0,6 % tinh dầu với thành phần cơ bản là thimol - tới 30 % và carvacrol. Người ta cũng phát hiện một số hợp chất có tính chất thuộc da, chất có vị đắng, các khoáng chất, gôm, các sắc tố hữu cơ, các axít hữu cơ như axít ursolic và axít oleic. Các terpen không đáng kể.
Công dụng:
Lá cỏ xạ hương được duùng làm gia vị trong ẩm thực, trong công nghiệp sản xuất rượu mùi và đồ hộp. Nó cũng là một thành phần của một công thức chế gia vị, gọi là Herbes de Provence, được nghĩ ra trong thập niên 1970.
Tinh dầu cỏ xạ hương được dùng làm chất tạo mùi cho một số loại hóa mĩ phẩm, như trong xà phòng, sáp, kem, thuốc đánh răng, cũng như trong công nghiệp dược phẩm. 
Trong y học, Từ thời tiền sử, một số dân tộc đã cho rằng cỏ xạ hương là loại cỏ diệu kì, không chỉ có khả năng làm người ta khỏe mạnh mà còn có khả năng cải tử hoàn sinh. Thimol, ban đầu được chiết ra từ cỏ xạ hương, cũng như nhiều chế phẩm khác từ các loài thực vật giàu chất này, được sử dụng như là thuốc tẩy giun, chất khử trùng và thuốc gây tê. Thuốc từ nước sắc và thuốc bột tán nhỏ được sử dụng trong y học cổ truyền dưới dạng gạc để băng bó [5] trong điều trị viêm rễ thần kinh hay viêm dây thần kinh tọa. Khi dùng dễ ngâm trong nước tắm, nó có lợi cho điều trị các chứng bệnh thần kinh, tê thấp, viêm rễ thần kinh, các dạng phát ban ngoài da, các chứng bệnh liên quan tới khớp xương và cơ. Khi dùng làm thuốc bôi ngoài da, người ta sử dụng hỗn hợp có chứa tinh dầu cỏ xạ hương.
Cỏ xạ hương cũng tỏ ra hiệu quả khi dùng chống nấm móng tay. Tinh dầu cỏ xạ hương cũng được dùng trong các liệu pháp điều trị bệnh phổi. Dịch chiết lỏng hay nước luộc từ lá cỏ xạ hương được dùng như là thuốc long đờm.
Thymol, với tính chất khử trùng, là thành phần chính trong nước rửa miệng Listerine


Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Hoắc Hương

Tên tiếng Anh: Patchouli Oil
Tên khoa học: Pogostemon cablin 
Thành phần chiết xuất: Lá
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
Tiêu chuẩn sản xuất: ISO/GMP Certified
 
Mô tả thực vật:
Cây Hoắc Hương là cây nhỏ sống lâu năm, thân vuông màu nâu tím, mọc thẳng có phân nhánh, cao chừng 30-60, thân có lông. Lá mọc đối có cuống ngắn, vỏ có mùi thơm. Phiến lá hình trứng, mép có răng cưa to, hai mặt đều mang lông, mặt dưới nhiều lông hơn, lá dài 5-10cm, rộng 2,5-7cm. Cụm hoa mọc thành xim co, ở kẽ lá hay ngọn cành, hoa màu tím nhạt. Quả bế có hạt cứng. Toàn cây  có lông và mùi thơm. Cây được trồng bằng hạt hoặc bằng cành dâm cành vào mùa xuân. Thu hái quanh năm trước khi ra hoa, rửa sạch, phơi khô.
 
Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Tinh dầu Hoắc Hương có màu vàng đậm đến màu nâu
Mùi hương: Mùi hương đặc trưng của tinh dầu
Tỷ trọng ở 25 độ C: 0.900 - 0.990 = 0.918
Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.480 - 1.530 = 1.493
Góc quay cực ở 25độ C:  - 45  đến  +0 = -15.1
Thành phần chính trong tinh dầu là alcohol patchoulic (45%), patchoulen (50%) và một số thành phần khác như benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, cadinen, sesquiterpen và epiguaipyridin

Công dụng:
Hoắc hương có tác dụng  kháng khuẩn rộng. Nước sắc Hoắc hương có tác dụng  ức chế các loại nấm gây bệnh : Leptospirosis, Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, Etero coli, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn tán huyết type A, Phế song cầu khuẩn, Rhinovirus. Thuốc còn có tác dụng chống thối (Trung Dược Học).
Tinh dầu Hoắc hương có khả năng làm tăng tiết dịch dạ dầy, tăng chức năng tiêu hóa (Trung Dược Học).
Cho uống nước sắc Hoắc hương rồi dùng X. Quang theo dõi túi mật, thấy Hoắc hương có tác dụng  làm co túi mật 
Dưỡng và làm sạch da, thúc đẩy sự móc tóc.
Tinh dầu Hoắc hương rất tốt chữa vết côn trùng cắn. Có tác dụng giảm bớt căng thẳng và trấn tĩnh tinh thần, giảm stress, giảm độ viêm hay sưng tấy.
Có thể sử dụng tinh dầu hoắc hương trong bồn tắm khi bạn xông hơi hoặc ngâm mình, có thể sử dụng với dầu massage khi bạn muốn. Tinh dầu hoắc hương giúp khử trùng và nó là 1 chất khử mùi rất tốt.

Thận trọng:

Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Cam Ngọt

Tên tiếng Anh: Orange Essential Oil
Tên khoa học: Citrus aurantium
Thành phần chiết xuất: Vỏ quả cam
Phương pháp chiết xuất: Ép lạnh
Tiêu chuẩn sản xuất: ISO/GMP Certified
 
Mô tả thực vật:
Cam hay Cam chanh - Citrus sinensis (L.) Osheck (C. aurantium L. var. dulcis L.), thuộc họ Cam -Rutaceae là cây gỗ nhỏ có dáng khoẻ, đều; thân không gai hay có ít gai. Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Chùm hoa ngắn ở nách lá, đơn độc hay nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm; nhị 20-30 cái dính nhau thành 4-5 bó. Quả gần hình cầu, đường kính 5--8cm, màu vàng da cam tới đỏ da cam; vỏ quả dày 3-5mm, khó bóc; cơm quả quanh hạt vàng, vị ngọt; hạt có màu trắng. Cây ra hoa quanh năm, thường có hoa vào tháng 1-2, có quả vào tháng 10-12. Cam được trồng phổ biến khắp nơi trên thế giới. Tại Việt Nam Cam được trồng tập trung tại các tỉnh phía bắc và các tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long. 
 
Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Màu vàng nhạt
Hương thơm: Tươi mát
Tỷ trọng ở 25 độ C: 0.820-0.860
Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.4650-1.4750
Góc quay cực ở 25 độ C: +85 độ - 99 độ
Aldehydes: Từ 1,2% đến không quá 2,5%
Thành phần chính trong tinh dầu cam chủ yếu là d-Limonene (khoảng 90%), decyclicaldehyd tạo nên mùi thơm, các alcol như linalool, dl-terpineol, alcol nonylic, còn có acid butyric, authranilat metyl và este caprylic
 
Công dụng:
Tinh dầu cam có tác dụng giảm đau, kích thích tốt hệ tiêu hóa, thư giãn cơ thể, đem lại cảm giác lạc quan, thư thái.
Tinh dầu cam giúp trấn tĩnh tinh thần, làm tinh thần thoải mái, kích thích sức sáng tạo và tăng khả năng hăng say làm việc đến 40%. Khuếch tán tinh dầu cam giúp phòng thoáng đãng với hương thơm ngọt mát dễ chịu và tẩy uế đồ dùng trong gia đình.
Dầu cam là sự lựa chọn tốt nhất khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, căng thẳng hay stress.
Làm mềm da chân, tay vào mùa hanh khô.
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
 Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989 

Tinh dầu Chanh Sần

Tên tiếng Anh: Lime oil
Tên khoa học: Citrus aurantifolia
Thành phần chiết xuất: Qủa Chanh
Phương pháp chiết xuất: Ép lạnh
Tiêu chuẩn sản xuất: ISO/ GMP Certified
 
Mô tả thực vật:
Cây Chanh Sần (Chanh ta) thuộc họ cam quýt Rutaceae, cao từ 1m đến 3m. Thân có gai, lá hình trứng dài từ 5,5 đến 11cm, rộng 3,5cm đến 6cm, mép lá có hình răng cưa. Hoa trắng, mọc đơn độc hay từng chùm 2 đến 3 hoa. Vỏ quả có màu xanh, màu xanh chuyển vàng khi quả chín. Quả chia làm nhiều múi. Dịch quả rất chua. Vỏ quả lá chanh có nhiều tinh dầu. Cây chanh được trồng khắp nơi ở nước ta. Nhân dân thường trồng chanh để lấy quả ăn hoặc làm gia vị. Y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rể cây để làm thuốc.
 
Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: màu vàng nhạt
Hương vị: Mùi chanh tươi
Tỷ trọng ở 20 độ C: 0.825-0.870
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1.450 – 1.490
Góc quay cực ở 20 đô C: +25 độ đến +65 độ
Thành phần chính của tinh dầu Chanh Sần là terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten.

Công dụng:
Được chiết xuất từ vỏ chanh tươi nguyên, tinh dầu chanh thẩm thấu vào da, đốt cháy những tế bào chết, giúp cho sự trao đổi chất tốt hơn, làn da tươi sáng hơn.
Hương thơm từ tinh dầu chanh giúp kích thích các tế bào thần kinh não hoạt động tốt hơn, tạo cảm giác cân bằng, thoải mái cho cơ thể. Hương thơm của chanh giúp giải tỏa sự căng thẳng, nặng nề về tâm lý, giúp bạn tìm lại những giây phút thư thái trong bộn bề công việc.
Không chỉ có vậy, tinh dầu chanh rất tốt cho da, nó giúp bạn có làn da đẹp hơn, mịn màng hơn. Ngoài ra, tinh dầu chanh sử dụng hiệu quả với các trường hợp trị mụn trứng cá, da dầu, đau cơ bắp, sâu bọ cắn… Dầu chanh giúp bạn điều hòa sự đổ mồ hôi và các tuyến nhờn trên da nên rất tốt cho những người thuộc da nhờn. Tinh dầu chanh giúp bạn sát trùng và kiểm soát tốt các bệnh về da vì dầu chanh diệt vi khuẩn rất tốt, giúp tẩy tế bào chết và mang lại một làn da tươi mới.
Tinh dầu Chanh có màu giống như màu dầu sả và có hương thơm gần giống kẹo và Lemony. Lúc đầu ngửi bạn sẽ thấy mùi của dầu chanh rất sặc và nồng, nhưng nó bay hơi rất nhanh, thường thì vào một số dịp đặc biệt như mùa hè, các nhà sản xuất nước hoa rất hay sử dụng tinh dầu chanh vào để pha chế.
Ngoài ra, tinh dầu chanh còn giúp bạn thoát khỏi những cơn đau đầu, mỏi cơ, giảm stress. Tinh dầu chanh cũng giúp bạn trấn tĩnh tốt hơn, làm mới các cơ quan đầu não giúp bạn vui vẻ đón nhận cuộc sống bận rộn với tinh thần tích cực.
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Sả Chanh

Tên tiếng Anh: Lemon Grass oil
Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus
Thành phần chiết xuất: lá
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
Tiêu chuẩn sản xuất: ISO/ GPM
Chứng nhận TCSP: 1580/2012/ATTP-XNCB
 
Mô tả thực vật
Sả Chanh (Cymbopogon flexuosus) thuộc cây thân thảo, họ Lúa Poaceae  sống lâu năm, mọc thành bụi, có chiếu cao 80 cm đến trên 1m. Lá hẹp dài giống lá lúa, hai mặt lá ráp nhám, khi bóc vỏ ra có mùi thơm của chanh. Thân rễ trắng hoặc hơi tím. Cây Sả Chanh được trồng bằng cách tách tép sả từ những cây mẹ có độ tuổi từ 1-2 năm. Thời gian trồng Sả cho thu hoạch khoảng 06 tháng. Hàm lượng tinh dầu trong lá Sả khoảng 0.25 - 0.30%. Cây Sả Chanh có nguồn gốc từ Ấn Độ và được dùng làm cây gia vị quý, phổ biến. Hiện nay Sả còn được dùng làm dược phẩm và mỹ phẩm. Ở Việt Nam Sả Chanh được trồng khắp cả nước, một số vùng đồi núi đã được quy hoạch trồng cây sả để làm nguyên liệu chưng cất tinh dầu.
 
Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu: 
Hình thức: Chất lỏng
Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
Mùi vị: Mùi chanh tươi, đặc trưng của dầu sả
Tỷ trọng ở 25 độ C:  0.870 - 0.910
Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.460 - 1.4970
Góc quay cực ở 25 độ C: = -4 đến + 4
Thành phần hóa học chính chứa trong tinh dầu Sả Chanh là Citral (cà Citral a và Citral b) 60 - 80%. 
 
Công dụng: 
Sả thường được dùng để chữa các chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, trẻ con kinh phong, ngộ độc rượu. 
Sả là loại gia vị thông dụng để tạo mùi thơm, kích thích tiêu hóa. Lá sả có mùi thơm đặc biệt, trừ được ruồi muỗi, rắn rết. Lá sả đun nước gội đầu, vừa thơm vừa mượt lại giúp phòng bệnh mùa lạnh, ít rụng tóc.
Sách xưa gọi sả là xương mao và ghi: xương mao vị cay, tính ấm, giúp tiêu hóa, thông khí khỏi nôn (chỉ ẩu), tiêu đờm, sát trùng, giảm đau, trấn kinh, trừ phong, lợi tiểu.
Là nguyên liệu ban đầu để chiết xuất nhiều chất quan trọng (geraniol, citronelal).
Sử dụng chủ yếu trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa. 
Tinh dầu bôi lên da để đuổi muỗi, làm xà phòng thơm, dầu gội. 
Làm dược phẩm có thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa sốt, dễ tiêu hóa. 
Dùng xông để sát khuẩn, khử mùi hôi tanh
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.


Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989 

Tinh dầu Lá Chanh

Tên tiếng Anh: Petitgrain essential oil
Tên khoa học: Citrus aurantium
Thành phần chiết xuất: Lá
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
Tiêu chuẩn sản xuất: ISO/GMP Certified
Chứng nhận TCSP: 7561/2012/YT-CNTC

Mô tả thực vật:
Cây chanh thuộc họ cam quýt Rutaceae. Chanh là một loại cây nhỏ, cao từ 1m đến 3m. Thân có gai. Lá hình trứng, dài từ 5,5 đến 11cm, rộng 3,5cm đến 6cm, mép lá có hình răng cưa. Hoa trắng, mọc đơn độc hay từng chùm 2 đến 3 hoa. Vỏ quả có màu xanh, màu xanh chuyển vàng khi quả chín. Quả chia làm nhiều múi. Dịch quả rất chua. Vỏ quả chanh, lá chanh có nhiều tinh dầu. Cây chanh được trồng khắp nơi ở nước ta. Nhân dân thường trồng chanh để lấy quả ăn hoặc làm gia vị. Y học dân gian sử dụng vỏ quả, lá và rể cây để làm thuốc.
 
Chỉ tiêu chất lượng của tinh dầu:
Tỷ trọng ở 25 độ C: 0.975 - 0.985
Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.4650 - 1.4675
Góc quay cực ở 25độ C: + 8 độ đến + 24 độ
Thành phần chính của tinh dầu chứa terpen 20,5%, alcohol 13,2%, aldehyd 26% ester 23,8%, acid 2% và citropten 2%. Lá còn chứa coumarin, isopimpinellin, bergapten.

Công dụng:
Tinh dầu lá Chanh có tác dụng chống viêm, chống nhiễm khuẩn, cân bằng tinh thần, giúp tăng cường hệ thống tiêu hóa và khử mùi tốt.
Tinh dầu lá chanh tăng cường hệ hô hấp, chống lo lắng, giảm sự hoảng loạn, lo sợ và chứng trầm cảm.
Giúp giảm chứng mất ngủ, khó tiêu, táo bón và các triệu chứng đau bụng
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
 Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989 

Tinh dầu Hoa Nhài

Tên tiếng Anh: Jasmine essential oil
Tên khoa học: Jasminum sambac 
Thành phần chiết xuất: Hoa
Phương pháp chiết xuất: CO2 siêu tới hạn
Tiêu chuẩn sản xuất: GMP Certified
Chứng nhận TCSP: 7559/2012/YT-CNTC

Mô tả thực vật:
Cây Hoa Nhài có nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng làm cảnh khắp nơi trên thế giới. Hoa nhài là cây thân gỗ thường mọc thành bụi, lá bóng cả hai mặt, phiến lá hình bầu dục hơi trái xoan, mọc đối. Hoa trắng, mọc thành cụm ở nách lá hay ngọn cây. Quả màu đen có hai ngăn hình cầu, quanh có đài phủ lên. Hoa thường dùng để ướp trà hoặc để làm thơm thức ăn. Vào mùa thu đông, đào lấy rễ, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Lá thu hái quanh năm. Hoa thu hái vào hè thu, khi mới nở, dùng tươi hay phơi khô. 
 
Chỉ tiêu chất lượng của tinh dầu:
Tỷ trọng ở 28độC: 1.480-1.520
Chỉ số khúc xạ ở 28độC: 0.990 – 1.100
Góc quay cực: -5độ đến +5độ
Độ hòa tan: Tan trong Alcohol và các dung môi hữu cơ khác
Thành phần chính trong tinh dầu có một chất béo thơm, hàm lượng 0,08%. Thành phần chủ yếu của chất béo này là parafin, ester formic acetic-benzoic-linalyl và este anthranylic metyl và indol.
 
Công dụng:
Hoa nhài được sử dụng phổ biến nhất là chế tạo trà hoa nhài. Người Trung Quốc thường có thói quen uống trà xanh trong thời gian mùa xuân và mùa hè, nhưng vào mùa thu, đặc biệt mùa đông thì lại thường uống trà hoa nhài.
Tinh dầu được chiết xuất từ hoa nhài rất nổi tiếng và tốn kém, được sử dụng làm hương thơm của những loại nước hoa thượng hạng. Loại thảo dược này có sức mạnh loại bỏ sự căng thẳng và trầm cảm, và nó có thể giúp lấy lại sự tự tin. 
Những bông hoa nhài tươi có chứa một lượng cao dầu etheric, có tác dụng tăng cường năng lượng. Ngoài ra, những bông hoa nhài cũng có chứa benzilic acetate, linalcohol, rượu benzilic, indole và jasmon... Tất cả các chất này tạo cho hoa nhài một đặc tính kích thích tình dục.
Bên cạnh đó phải kể đến một số tác dụng khác của hoa nhài là: Cải thiện tiêu hóa, bổ trợ trong việc loại bỏ độc tố và giúp giảm cân. Chúng cũng giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, cải thiện lưu thông máu và thường được biết đến là có tác dụng kích thích tình dục của con người.
Tinh dầu hoa Nhài rất thân thiện với da, đặc biệt giữ ẩm cho da rất tốt. Massage vùng mặt bằng tinh dầu hoa nhài (kết hợp dầu nền) làm se lỗ chân lông, mềm và trắng da.
Massage toàn cơ thể với tinh dầu hoa nhài để giữ ẩm tuyệt diệu trong mùa khô hanh.
Nhỏ vài giọt tinh dầu vào nước tắm, đèn đốt và đèn thăng để tận hưởng không gian lãng mạn thanh khiết của hoa nhài.
Xoa bóp toàn cơ thể với tinh dầu hoa nhài giúp trấn tĩnh, làm dịu cơn đau, căng thẳng thần kinh và giúp ngủ ngon.
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 Bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Phong Lữ

Tên tiếng Anh: Geranium Oil
Tên khoa học: Pelargonium
Thành phần chiết xuất: Hoa
Phương pháp chiết xuất: CO2 siêu tới hạn
Tiêu chuẩn sản xuất: ISO/ GMP Certified
Chứng nhận TCSP: 7558/2012/YT-CNTC

Mô tả thực vật:
Phong lữ - hay có người còn gọi là Phong lữ thảo, Thiên trúc quỳ - là loại hoa được trồng trong vườn, có những bông hoa màu sắc khác nhau và đầy lôi cuốn, có lá hình thùy. Hoa phong lữ có nhiều ý nghĩa vì sự đa dạng của chính nó. Loại phổ biến và được ưa chuộng nhất có hương rất thơm và thường là màu hồng hoặc đỏ, biểu tượng của “sự ưu ái”. Trong tiếng Anh, nó được gọi dưới tên Geranium do xuất xứ từ chữ Hy Lạp "geranos" nghĩa là con sếu, vì trái của loại cây này trông tương tự như mỏ con chim sếu, và do vậy nó còn có biệt danh là Cranesbill (mỏ sếu )
 
Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
Hương vị: Mùi hương tự nhiên
Tỷ trọng: 0.860-0.890
Góc quay cực: -5 độ đến +5 độ
Chỉ số khúc xạ: 1.445-1.490
Thành phần chính: Citronellol 40% - 48%, Geraniol 6%-7%, nồng độ Guainede 3-5%
Ngoài ra còn chứa a-pinene, myrcene, limonene, menthone, linalool, geranyl acetate...

Công dụng:
Phong lữ là một loại tinh dầu rất tốt để chăm sóc tóc và điều trị các bệnh về da. Nó có khả năng giữ độ ẩm cho da và tóc, tẩy sạch da, giúp da bài tiết tốt hơn vì thế sẽ giúp giảm chứng viêm các tuyến nhờn trên da, khử trùng các vết thương, chống sưng khớp. Có ích trong việc chữa trị chàm bội nhiễm, giảm khô da đầu và gầu, chữa lành các vết thương nhỏ, giảm thiểu căng thẳng cho cơ thể. Ngoài ra, tinh dầu Phong lữ giúp giảm stress, giảm lo lắng, giúp tinh thần thoải mái, phấn chấn, trấn tính cơ thể.
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
 Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989 

Tinh dầu Cúc La Mã

Tên tiếng Anh: Chamomile essential oil 
Tên khoa học: Anthemis nobilis
Thành phần chiết xuất: Hoa
Phương pháp chiết xuất: CO2 siêu tới hạn
Tiêu chuẩn sản xuất: ISO/ GMP Certified
 
Mô tả thực vật:
Cúc La Mã - Chamomile recutita là một loài thực vật thuộc họ Hoa Cúc, mọc hoang ở khắp châu Âu và vùng ôn đới thuộc châu Á. Thân cây phân nhánh, cứng và nhẵn và cao từ 15-60 cm. Lá dài, bản hẹp có hình lông chim, chia làm 2 hoặc 3 thùy. Hoa Cúc La Mã có mùi thơm đậm. Ở Việt Nam, Cúc La Mã mọc khắp nơi đặc biệt là khu vực Tây Nguyên và Đà Lạt
 
Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Màu Xanh đến xanh nhạt
Hương vị: Mùi thơm mật ong và mùi thơm đặc trưng tinh dầu
Tỷ trọng ở 20 độ C:  0.900 - 0.965
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1.460 - 1.495
Thành phần chính: Tinh dầu hoa cúc La Mã có chứa chất chamazulan-một chất có tính năng xoa dịu và kháng viêm hiệu quả và Bisabolol với tính năng chống dị ứng.
 
Công dụng:
Các tác dụng chữa bệnh của Chamomile được loài người phát hiện ra cách đây hàng ngàn năm từ thời La Mã cổ đại, và cũng đã được ghi nhận trong y văn của Hippocrate. Người Hy lạp và La Mã cổ đại đã biết dùng Chamomile để chữa bệnh bằng cách: giã nhỏ đắp hoặc chườm lên các vết thương, vết loét ngoài da giúp phòng nhiễm khuẩn, giảm đau, nhanh liền sẹo. Hoặc hãm hay sắc lấy nước uống chữa viêm loét miệng, sưng lợi , đau răng, đau bụng (do tiêu hóa, do kinh nguyệt, …), đau đầu, mất ngủ, căng thẳng, …Hoa cúc La Mã từ lâu đã được người Ai Cập cổ xem là một phương thuốc trị bách bệnh. Trà của loại dược thảo quý này đã được sử dụng hàng trăm năm qua với nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Nó có tác dụng thanh nhiệt,giải độc,tán phong thấp, giáng hỏa,được dùng làm thuốc chữa nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, tăng huyết áp (có thể dùng xoa bóp lên thái dương, vùng trán, gáy, hay cho thêm vào nước uống hàng ngày)
Ngoài ra, Hoa Cúc La Mã còn có tác dụng làm dịu căng thẳng thần kinh, giúp ngủ ngon.
Chiết xuất tinh dầu từ hoa cúc được sử dụng trong các liệu pháp làm đẹp da, giảm nếp nhăn trên da, bổ sung vitamin E cho da căng tràn sức sống, hồng hào tự nhiên. Nó kích thích sự thay mới lớp biểu bì và đẩy nhanh quá trình lành da và màng nhầy. Làm dịu và ngăn ngừa viêm da.Giảm thiểu những vết mẩn đỏ trên da, giảm ngứa.
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Hoa Cam

Tên tiếng Anh: Neroli Oil
Tên khoa học: Citrus aurantium
Thành phần chiết xuất: Hoa
Phương pháp chiết xuất: CO2 siêu tới hạn
Tiêu chuẩn sản xuất: GMP certified
Chứng nhận TCSP: 1582/2012/ATTP-XNCB
 
Mô tả thực vật:
Cam là loài cây gỗ nhỏ, thân không gai hay có ít gai. Lá mọc so le, phiến lá dài, màu xanh đậm, hình trái xoan, dài 5-10cm, rộng 2,5-5cm, mép có răng thưa; cuống hơi có cánh, rộng 4-10mm. Chùm hoa ngắn ở nách lá, nhóm 2-6 hoa thành chùm; đài hoa hình chén, không lông; cánh hoa trắng dài 1,5-2cm. Cây ra hoa quanh năm, thường có hoa vào tháng 1-2, có quả vào tháng 10-12.  
 
Chỉ tiêu chất lượng của tinh dầu:
Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
Mùi hương: Mùi hoa Cam tươi, ấm ngọt
Tỷ trọng ở 25 độ C: 0.890 - 0.930
Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.450 - 1.490
Năng suất quay cực ở 25 độ C:  0 đến + 25
Thành phần chính trong tinh dầu hoa chủ yếu là  Linalyl acetate, Linalool, Limonene
Linalyl acetate: 36 - 45%
Linalool: 15 - 25%
Limonene: 20 - 30%

Công dụng:
Tinh dầu hoa cam có tác dụng giảm đau, kích thích tốt hệ tiêu hóa, thư giãn cơ thể, đem lại cảm giác lạc quan, thư thái.
Tinh dầu hoa cam giúp trấn tĩnh tinh thần, làm tinh thần thoải mái, kích thích sức sáng tạo và tăng khả năng hăng say làm việc đến 40%. Khuếch tán tinh dầu cam giúp phòng thoáng đãng với hương thơm ngọt mát dễ chịu và tẩy uế đồ dùng trong gia đình.
Tinh dầu hoa cam là sự lựa chọn tốt nhất khi bạn bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, căng thẳng hay stress.
Làm mềm da chân, tay vào mùa hanh khô.

Kết hợp tốt với:
Tinh dầu Hoa Cam có thể kết hợp tốt với tinh dầu Tuyết Tùng - Cedar wood Oil, tinh dầu Phong Lữ - Geranium Oil, Tinh dầu Hoa Nhài- Jasmine Oil, tinh dầu Oải Hương - Lavender Oil, tinh dầu Chanh - Lemon Oil, tinh dầu Hoa Hồng - Rose Oil, và tinh dầu Đàn Hương - Sandalwood Oil.

Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Tràm Trà

Tên tiếng Anh: Tea Tree Oil 
Tên khoa học: Melaleuca alternifolia
Thành phần chiết xuất: Lá non
Phương pháp chiết xuất: Hơi nước
Tiêu chuẩn sản xuất: ISO/ GMP Certified

Mô tả thực vật:
Cây Tràm Trà (Melaleuca alternifolia) là cây có nguồn gốc từ Châu Úc. Tùy theo loài mà chúng có thể là cây bụi hay cây thân gỗ, cao tới 2–30 m. Lá mọc so le, hình trứng hay mũi mác, dài 1–25 cm và rộng 0,5–7 cm, mép lá nhẵn, màu xanh lục sẫm hay xanh xám. Hoa mọc thành cụm dày dặc dọc theo thân, mỗi hoa với các cánh hoa nhỏ và một chùm nhị mọc dày dặc; màu hoa từ trắng tới hồng, đỏ, vàng nhạt hay ánh lục. Quả là dạng quả nang nhỏ chứa nhiều hạt nhỏ.
Nhờ công dụng kháng sinh, kháng khuẩn tuyệt vời, tinh dầu Tràm Trà đã được sản xuất ở quy mô thương mại, và được tung ra thị trường dưới tên gọi Tea Tree Oil. Cây tràm trà trên thực tế không dùng làm trà uống, nhưng có lẽ được đặt tên như vậy là do nó đã làm biến đổi màu nước trắng thành màu nước nâu như nước Trà khi rụng xuống ao, hồ, đầm nước.

Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Không màu đến màu vàng nhạt
Hương vị: Mùi thơm đặc trưng của camphoraceous.
Tỷ trọng ở 20 độ C:  0.885 - 0.906
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1.4750 - 1.4820
Góc quay cực: +5°~ +15°
Thành phần chính: Tinh dầu Tràm Trà là terpinen-4-ol chiếm 30% và 1-8 cineole chiếm 28% và α-Terpineol

Công dụng:
Tinh dầu Tràm Trà đã được thổ dân Australia sử dụng từ hàng trăm năm qua với nhiều mục đích khác nhau. 
Với đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, tinh dầu Tràm Trà đã được sử dụng để điều trị những vết thương, nở loét, mụn nhọt, giảm đau. Tràm Trà rất có công dụng trong việc điều trị cảm cúm, giảm đau nhức cơ thể, mệt mỏi. 
Các hoạt chất chính của tinh dầu Tràm Trà có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm... Hoạt chất α-Terpineol chiết xuất từ tinh dầu tràm chính là nguyên liệu để sản xuất nhiều thuốc sát khuẩn và nấm đặc hiệu dưới hai dạng sử dụng: bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.
Theo các nghiên cứu và ứng dụng gần đây Tràm Trà được dùng làm dầu gội đầu giúp trị gầu hiệu quả, tinh dầu Trà Trà đặc biệc công dụng trong điều trị mụn trứng cá, các bệnh ngoài da, giúp làn da mềm mịn tự nhiên. Xông hương bằng tinh dầu tràm trà giúp tẩy uế, diệt khuẩn, làm sạch không khí ô nhiễm, giúp trị mạo cảm, trúng gió, say tàu xe.
Bên cạnh công dụng trị bệnh, tràm trà còn được thổ dân Australia sử dụng vào nhiều mục đính trong cuộc sống thường ngày như dùng để lớp lót coolamon (một kiểu đồ đựng của thổ dân Úc) làm chiếu ngủ, nguyên vật liệu để xây dựng các túp lều...

Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Ngọc Lan Tây

Tên tiếng Anh: Ylang Ylang oil
Tên khoa học: Cananga Odorata
Thành phần chiết xuất: Hoa
Phương pháp chiết xuất: CO2 siêu tới hạn
Tiêu chuẩn sản xuất: GMP certified
Chứng nhận TCSP: 7556/2012/YT-CNTC
 
Mô tả thực vật:
Ngọc lan tây hoặc Hoàng Lan (tên tiếng Anh là ylang ylang) là một loài cây thân gỗ thuộc Chi Công chúa (Cananga). Loài cây này có thể có độ cao trung bình khoảng 12 m, phát triển tối đa khi được trồng tại nơi có nhiều nắng. Vỏ cây màu xám trắng; nhánh ngang hay thòng, mang lá song đính, không lông. Lá của nó dài, trơn và bóng loáng. Hoa có màu vàng ánh lục hoặc hồng có mùi thơm rất mạnh, nở từ tháng 11 đến tháng 12. Mỗi hoa cho ra một chùm quả, mỗi chùm quả chứa 10 - 12 hạt, giống như hạt na. Tên gọi ylang-ylang có nguồn gốc từ tiếng Tagalog ilang-ilang, có nghĩa là "hoa của các loài hoa". Ngọc lan tây có nguồn gốc từ Philipine và được người Pháp đem trồng ở đảo Comores và Madagascar. Ngày nay 80% tinh dầu Ngọc Lan Tây được cung cấp từ đảo Comores. Một cây Ngọc Lan Tây đến giai đoạn trưởng thành có thể thu được 20 – 30 kg hoa một mùa. Cứ 350 – 400 kg hoa mới có thể làm được 1 kg tinh chất. Hoa tươi thường được thu hoạch vào buổi sáng sớm, mỗi tuần một lần khi có màu vàng đậm nhất và sắc đỏ ở chính giữa hoa. Ở nước ta, Ngọc Lan Tây được gọi là Hoàng Lan. Cây mọc nhiều ở rừng Tây Ninh, Đồng Nai và Đắc Lắc.
 
Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Màu vàng nhạt
Hương thơm: Mùi thơm mát, ấm áp đặc trương hương Ngọc Lan
Tỷ trọng: 0.975 - 1.100
Chỉ số khúc xạ: 1.480 - 1.550
Góc quay cực: - 50 đến + 50
Thành phần chính trong tinh dầu Ngọc Lan Tây
Linalool: 15.0 – 25.0%
Caryophyllene: 6.0 – 11.0%
Benzyl acetate: 1.0 – 17.9%
 
Công dụng:
Tinh dầu ngọc lan tây có tác dụng trấn tĩnh tinh thần, xoa dịu bực dọc, căng thẳng. Massage với tinh dầu ngọc lan là một liệu pháp tuyệt vời sau một ngày làm việc mệt mỏi và áp lực.
Đối với làn da, tinh dầu ngọc lan giúp kiểm soát chất nhờn, làm se lỗ chân lông, khi dùng kết hợp với tinh dầu hoa hồng và sen sẽ làm da mịn màng, trắng hồng, giảm mụn nhọt.
Tinh dầu ngọc lan tây còn có tính sát khuẩn, chống viêm nhiễm, giảm huyết áp, đặc biệt giúp bạn luôn cảm thấy hưng phấn, kích thích cảm giác yêu.
Ngoài ra tinh dầu ngọc lan tây còn được dùng trong hỗ trợ điều trị huyết áp cao.
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Oải Hương

Tên tiếng Anh: Lavender pure essential oil
Tên khoa học: Lavandula angustifolia
Thành phần chiết xuất: Hoa
Phương pháp chiết xuất: CO2 siêu tới hạn
Tiêu chuẩn sản xuất: GMP certified
Chứng nhận TCSP: 7557/2012/YT-CNTC
Mô tả thực vật:
Cây oải hương - Lavender là loại cây thảo mộc đặc trưng của mùa hè phổ biến nhất trên thế giới có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải. Cây oải hương đã từng được biết đến cách đây hàng ngàn năm, từ thời Hy Lạp cổ đại. Người La Mã đã đem Oải Hương phổ biến ra khắp châu Âu - tất cả những nơi nào mà họ đặt chân đến, nhằm cung cấp dầu oải hương cho nhu cầu sử dụng hàng ngày. Oải hương ngoài vẻ đẹp lãng mạn còn có nhiều tác dụng khác như làm trà để uống, chữa đau đầu, tinh dầu oải hương giúp vết thương mau lành, nước hoa mang hương thơm oải hương không chỉ trở thành nước hoa được nhiều người yêu thích mà còn có công dụng xua đuổi côn trùng. Suốt thời Trung Cổ, nó được xem như là thứ thảo dược của tình yêu (herb of love). Hoa oải hương có thể được chế tạo thành rất nhiều các sản phẩm hữu ích. Cũng chính vì những có lợi ích kinh tế như thế mà oải hương đã được đem trồng để kinh doanh tại nhiều nước trên thế giới.

Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
Mùi hương: Mùi thơm hoa Oải Hương tự nhiên
Tỷ trọng ở 25 độ C: 0.890-0.950
Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.425 – 1.470
Góc quay cực ở 25 độ C: -50 đến +50
Các thành phần chính của dầu hoa oải hương là linalool (45%) và acetate linalyl (35%). Các thành phần khác bao gồm α-pinen , limonene , 1,8 - cineole , cis-và trans-ocimene , 3 - octanone , long não , caryophyllene , terpinen-4-ol và acetate lavendulyl 
Độ hòa tan: 1 ml tan trong 70% Alcohol

Công dụng:
Tinh dầu oải hương được biết đến như một loại tinh dầu thần kỳ, bởi nhiều công dụng trong trị liệu và làm đẹp. Tinh dầu được chiết xuất từ hoa có mùi rất thơm và quyến rũ được dùng làm nước hoa thượng hạng. Trong tinh dầu oải hương có chứa các thành phần làm giảm đau, chống lại chứng co giật, chữa bệnh thấp khớp, khử trùng, khử mùi hôi, chống co thắt, tiêu độc, giúp đóng sẹo và lên da non. Nó còn có tác dụng kích thích tim, lợi tiểu, sử dụng làm thuốc điều kinh, giảm huyết áp, thuốc bổ thần kinh, làm thoát mồ hôi, tăng sức khoẻ, làm thuốc tẩy giun và chữa các vết thương…
Từ xa xưa oải hương còn được dùng làm gia vị và có tác dụng tốt cho dạ dày, làm giảm chứng đầy hơi. Nhưng oải hương được dùng nhiều nhất để làm nước hoa, tạo mùi thơm, dùng để tẩy mùi khó chịu trong thuốc mỡ và các hợp chất khác.
Oải hương làm thuốc bổ rất tốt, tăng sức khoẻ khi bị suy nhược, chóng mặt, tim đập nhanh, làm giảm các cơn co thắt và đau bụng, kích thích sự thèm ăn.
Tinh dầu oải hương có tác dụng giảm stress, mệt mỏi, căng thẳng, trị đau đầu và đau nửa đầu rất tốt. Bên cạnh đó, do có tính sát khuẩn nên oải hương được dùng để thoa lên vùng mụn trứng cá, vết côn trùng cắn, hay thoa cơ, xương khớp để giảm đau hay sưng tấy. 

Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989 

Tinh dầu Thông

Tên tiếng Anh: Turpentine Oil
Tên khoa học: Pinus merkusii
Xuất xứ: Thanh Hóa - Việt Nam
Thành phần chiết xuất: Nhựa thông, Lá thông non. 
Phương pháp chiết  xuất: cất kéo hơi nước. 
Sản lượng cung cấp: 5,000 kg/tháng
 
Mô tả thực vật:
Cây thông nhựa (Pinus latteri ) là cây ưa sống xứ lạnh và vùng nhiệt đới, thuộc thân gỗ thẳng, cao trung bình từ 25 – 45 m, tán hình trứng, phân cành thấp, vỏ cây màu xám nâu ở dưới, đỏ cam ở trên, thường nứt dọc sâu ở sát gốc, nhưng phần trên của thân cây thì nhẵn và dễ bong ra. Đường kính thân cây có khi lên đến 1,5 m. Trong thân có nhiều nhựa, nhựa thơm hắc. Lá hình kim. Quả có cánh.  Tại Việt Nam, thông có ba loài là Thông hai lá (Pinus merkusiana Cooling et Gaussen), Thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamk) và Thông ba lá (Pinus khasaya Royle), phân bố nhiều ở các tỉnh miền trung và một số ở các tỉnh phía đông Bắc Bộ, được trồng nhiều nhất ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An, Lâm Đồng (Đà Lạt). 

Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Màu trắng đến màu vàng nhạt
Hương thơm: Đặc trưng
Tỷ trọng ở 15 độ C: 0.860 – 0.871
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1.4647
Chỉ số Acid value : 0.695 – 0.7095 Mg KOH/ G
Alpha pinene content : 80 – 80.27 %
Belta  content : 7.8 – 7.86 %
 
Công dụng:
Trong y hoc, dùng tinh dầu thông làm thuốc tan sưng, gây sung huyết da, là thuốc trị ngộ độc phosphát, là nguyên liệu bán tổng hợp camphor, terpin, terpineol. Trong công nghiệp, tinh dầu thông được dùng để chế verni, sơn, sáp, phục hồi cao su. 

Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  
 

Tinh dầu Pơmu

 
Tên tiếng Anh: Pemou oil/ Fokiena Oil
Tên khoa học: (Fokiena  Hodgiasii oil)
Xuất xứ: Hà Giang - Việt Nam
Thành phần chiết xuất: Gỗ
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
Sản lượng cung cấp: 1,500 lít/tháng

Mô tả thực vật:
Cây Pơmu có tên khoa học là Fokiena hodginsii L., thuộc ngành Thông, họ Hoàng đàn hay họ Bách (Cupressaceae), là một họ thực vật hạt trần phân bổ rộng khắp thế giới. Cây Pơmu là một loại cây gỗ quý, thân thẳng, tán hình tháp, chiều cao 25-30 m, đ ường kính từ 1-2 m. Pơmu có vòng đời kéo dài tới hàng trăm năm. Ở nước ta, Pơmu phân bố trải rộng từ Lai Châu đến Ninh Thuận. Tại huyện Nam Giang (tỉnh Quảng Nam), người ta đã phát hiện được Pơmu trong một quần thể cây cổ thụ (khoảng 400 ha) trên dãy núi cao 1.100m thuộc hai xã Laêê và Ladêê. Trong cuộc sống, người tiêu dùng ưa chuộng những vật dụng từ gỗ Pơmu bởi gỗ có vân đẹp, nhẹ, bền, không bị mối mọt, có tác dụng xua đuổi côn trùng.Theo kinh nghiệm dân gian thì gỗ Pơmu có khả năng chống ruồi, muỗi. 

Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Tinh dầu có màu nâu đỏ
Hương thơm: Mùi thơm ngậy của gỗ Pơ mu
Tỷ trọng ở 20 độ C: 0,912 – 0,923
Chỉ số khúc xạ: 1,490 – 1,510
Độ hòa tan: Trong 2 – 5 thể tích alcol ethylic 700.
Thành phần chính: Hàm lượng một số cấu tử chính trong tinh dầu là Fokiennol 25%/ Nerolidol 32%

Công dụng: 
Tinh dầu Pơmu dùng làm nước hoa và có tác dụng diệt khuẩn. Hỗn hợp chứa farnesol và nerolidol từ tinh dầu Pơmu có tác dụng dẫn dụ côn trùng. Tinh dầu Pơmu được ứng dụng làm hương liệu, pha chế nước hoa, hương thơm, xà phòng, dùng để đánh bóng đồ gỗ. Trong y học dùng làm thuốc sát khuẩn, chống viêm. 
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Trầm Hương

Tên tiếng Anh: Agarwood Oil
Tên khoa học: Aquilaria Crassna Pirre
Xuất xứ: Hà Tĩnh - Quảng Nam - Gia Lai - Việt Nam
Thành phần chiết xuất: Trầm Hương
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
 
Giới thiệu Trầm Hương
Cây dó trầm hay còn gọi cây dó bầu, trầm hương hay trà hương có tên khoa học là Aquilaria Crassna Pirre. - Dó trầm là loài gỗ lớn thông xanh, tán thưa, thân thẳng, cao trung bình 15 đến 18 mét, đường kính trung bình ngang ngực 35 – 40 cm.
Dó trầm thường phân bổ trong rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh ở các nước: Việt Nam, Lào, Campuchia và phía nam Trung Quốc.
Ở nước ta dó trầm phân bố tương đối rộng từ các tỉnh phía Bắc: Quảng Ninh, Bắc Giang , Hòa Bình, cho đến tận Kiên Giang, nhưng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Duyên hải miền Trung và Tây nguyên.
Giá trị quan trọng nhất của cây dó trầm là để khai thác trầm hương. Trầm hương được hình thành trên thân cây dó trầm, do hàng loạt tế bào thóai hóa, trong vách và các mạch tế bào tích tụ bởi các hợp chất hũư cơ, chúng liên kết với nhau tạo ra khối trầm với hình dạng và kích thước khác nhau. Trầm hương thường có màu đen bóng và màu vàng cánh dán, khi đốt lên lửa keo nhựa chảy ra và hương thơm tỏa ra ngào ngạt.


Chỉ tiêu chất lượng của tinh dầu:

Màu sắc: Màu vàng sẫm đến màu đen
Hương thơm: Mùi hương trầm ấm
Tỷ trọng/ Density at at 25°C: 1,0086 - 1,0116
Chỉ số khúc xạ/ Refractive index at 25°C: 1,4920 - 15001
Góc quay cực/ Optical Rotation at 25°C: -3,2° - -14°
Nhiệt độ đông/ Freezing point: 34°C

Thành phần chính của tinh dầu/ Main contents: 
- 2-(2-(4- methoxyphenyl) chromon content: 27,0%
- 2-(2- phenylethyl) chromon content: 15,0%
- Oxoagarospirol: 5,0%
- 9,11-eremophilandien-8-on: 3,0%
- 6-methoxy-2-(2-(4methoxyphenylethyl) chromon: 2,5%
- Và những sesquiterrpen khác.
Công dụng:
Trầm Hương được dùng hương liệu, mỹ phẩm cao cấp, làm chất định hương, điều chế các loại nước hoa hảo hạng như Sental, Nuitd’Orient, làm xà phòng tắm cao cấp dùng cho vua chúa thời trước.
Trong y học dân tộc, trầm hương là một vị thuốc quý dùng chữa các chứng đau bụng, đầy bụng, nôn mửa, hen suyễn, bí tiểu tiện…
Trong tây y,  Trầm hương có tính kháng sinh, tạo kháng thể mạnh (diệt khuẩn, làm lành vết thương) và có tác dụng chữa một số bệnh về tim mạch (đau ngực, suy tim), bệnh hô hấp (hen suyễn), bệnh thần kinh (an thần, trị mất ngủ, giảm đau, trấn tỉnh…), bệnh về tiêu hóa (đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy), bệnh về đường tiết niệu (bí tiểu tiện)…
Ở nhiều nền văn hóa khác nhau, Trầm Hương mang ý nghĩa tâm linh, được đốt trong các chùa chiền, đền thờ...

Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Hoa Hồi

Tên tiếng Anh: Star Anise oil
Tên khoa học: Illicium anisatum
Xuất xứ: Lạng Sơn - Việt Nam. 
Thành phần chiết xuất: Hoa hồi tươi và khô
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
Sản lượng cung cấp: 1,500kg/ 1tháng. 
 
Mô tả thực vật
Cây hồi (Illicium verum) là cây nhỡ, cao khoảng 2 - 6m, thân thẳng to, cành nhẵn, dễ gãy, lúc non màu lục nhạt sau chuyển thành màu xám. Hoa mọc đơn độc ở nách lá, cánh hoa màu trắng ở phía ngoài, màu hồng ở phía trong. Quả hồi (dân gian thường gọi nhầm thành hoa hồi) gồm có 6-8 đại (cánh), có khi nhiều hơn, xếp thành hình sao, đường kính trung bình 2,5 - 3cm, lúc tươi có màu xanh, khi chín khô cứng có màu nâu hồng. Hạt nhỏ hình trứng, nâu nhạt, nhẵn bóng, nằm ở chính giữa mỗi đại khi nứt làm hai. Trên thế giới, cây hồi hầu như chỉ có tại các tỉnh phía Nam Trung Quốc và ở Việt Nam. Trong đó, cây hồi ở Lạng Sơn - Việt Nam cho chất lượng vào loại tốt nhất thế giới. Hiện nay cây hồi ở Lạng Sơn đã trở thành một đặc sản của Việt Nam. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, Việt Nam cũng là nước xuất khẩu quả hồi và tinh dầu hồi hàng đầu thế giới. Mỗi năm có hai mùa thu hái quả chín vào tháng 7-9 và tháng 11-12. Quả được phơi khô để chế biến gia vị hoặc cất giữ để chiết xuất tinh dầu.

Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt
Hương thơm: Mùi hoa hồi đặc trưng
Tỷ trọng ở 20 độ C: từ 0,978 đến 0,988. 
Năng suất quay cực ở 20 độ C: - 20  đến + 10.
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1,552 đến 1,560
Thành phần chính: Tinh dầu hồi chủ yếu ở trong quả (3-3,5% trong quả tươi và 8-13% trong quả khô). Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng thấp (0,3-1,0%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu  là  trans-anethol > 80;  ngoài  ra  còn  có  khoảng  trên  20  hợp  chất  khác  (limonen,  - pinen,  -phellandren,  linalool,  -3-caren,  methylchavicol,  myrcen,  anisaldehyd, sabinen,  4- terpineol, paracymen, -terpinen…
 
Công dụng: 
Tinh dầu hồi được dùng làm gia vị và hương liệu cho vào rất nhiều sản phẩm như: rượu mùi, kẹo gum, bánh kẹo, gelatin, pudding. 
Tinh dầu hồi cũng được dùng trong kỹ nghệ sản xuất xà phòng, kem đánh răng, thuốc lá. 
Tinh dầu hồi dùng làm dược phẩm có tác dụng: chống co thắt, chữa đau bụng, lợi sữa, chữa đau dây thần kinh, thấp khớp. Dùng làm nguyên liệu để tổng hợp  các thuốc oestrogen (diethylstilbestrol, diethylstibestrol propionat) và các hợp chất thơm dùng trong hương liệu (p-panisaldehyd). 
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.


Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989 

Tinh dầu Màng Tang

Tên tiếng Anh: Membrane oil
Tên khoa học: Litsea cubeba
Xuất xứ: Hà Giang - Việt Nam
Thành phần chiết xuất: Gỗ, rễ và cành cây
Phương pháp chiết xuất: Lôi cuốn hơi nước
Sản lượng cung cấp: 3.000 lít/tháng
 
Mô tả thực vật:
Cây nhỡ cao độ 5-8m, thân vỏ xanh, có lỗ bì, già thì có màu nâu nâu xám, cành nhỏ và nằm. Lá mọc so le, phiến lá hình mác dài độ 10cm, rộng 1,5-2,5cm, dày, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới xám sau biến màu đen, mép nguyên; cuống lá mảnh; gân lá rõ. Hoa nhỏ khác gốc, màu vàng nhạt, mọc thành chùm ở nách lá. Quả mọng hình tròn hay hình trứng khi chín màu đen, mùi rất thơm. Cây ra hoa vào tháng 1-3 và quả tháng 4-9.  Cây mọc hoang ở vùng rừng núi cao trong các savan cây bụi như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, tới Kontum, Lâm Ðồng và đã được trồng ở một số nông trường để làm cây che bóng cho chè, có nơi dùng lấy quả để cất tinh dầu. Trồng bằng hạt vào mùa xuân. Thu hái quả vào mùa hè thu rễ và lá thu hái quanh năm.
 
Thành phần hoá học:
Quả chứa tinh dầu (38-43%) một nguồn chiết xuất citral hàm lượng thường là 80%. Cây chứa tinh dầu (0,81%) và alcaloid laurotetanin. Vỏ chứa alcaloid N-methyl-laurotetanin.
 
Công dụng:
Cây Màng Tang có rất nhiều công dụng, dùng làm thuốc chữa bệnh. Rễ cây được dùng trị ngoại cảm, nhức đầu đau dạ dày, phong thấp đau nhức xương đau ngang thắt lưng, đòn ngã tổn thương, đầy hơi, sản hậu ứ trệ bụng đau, kinh nguyệt không đều.
Quả cũng dùng trị ăn uống không tiêu, đau dạ dày.
Lá dùng ngoài trị nhọt, viêm mủ da, viêm vú và trị rắn cắn.
Tinh dầu màng tang có tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh,tẩy sạch không khí. Tinh dầu có tinh nóng có thể pha chế làm dầu xoa bóp, làm tan chô bầm tím, làm khô miệng vết thương. Dùng trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa , kỹ nghệ hương liệu. Là nguồn tinh dầu giàu citral, được dùng trong kỹ nghệ dược để tổng hợp  vitamin A để điều trị bệnh khô mắt, quáng gà.

Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.


Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989 

Tinh dầu Ngải Cứu

Tên tiếng Anh: Artemisia Oil
Tên khoa học: Artemisia vulgaris L., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Thành phần chiết xuất: Lá, cây non
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
Sản lượng cung cấp: 100kg/tháng

Mô tả thực vật:
Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.
Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con. Mùa hoa quả tháng 10-12. Thu hái lá và ngọn có hoa vào mùa hè, dùng tươi hoặc phơi khô trong râm mát. Ngải cứu phơi khô để lâu năm càng tốt. Lá ngải cứu phơi khô gọi là ngải điệp. Lá ngải cứu phơi khô vỏ cắt thành bột vụn rây lấy phần lông trắng và tơi gọi là ngải nhung.
 
Thành phần hoá học:
Trong cây có tinh dầu (0,2-0,34%) mà thành phần chủ yếu là cineol, -thuyon, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachol alcol, adenin, cholin.
Trong cụm hoa có tinh dầu với hàm lượng cineol cao nhất, ở các chồi tươi và khô, hàm lượng cineol có khi tới 30%.
 
Công dụng:
Ngải cứu có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc được sao khô lên làm thuốc. Dù dùng ở bất kì hình thức nào thì cây ngải cứu cũng có rất nhiều tác dụng đối với sức khỏe và chữa bệnh. Ngải Cứu phơi hay sấy khô có vị đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng điều hoà khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, cầm máu.
Ở Ấn Độ, người ta cho biết cây có tác dụng điều kinh, trị giun, kháng sinh và lợi tiêu hoá; rễ bổ và kháng sinh.
Ngải Cứu thường được dùng để chữa chảy máu chức năng tử cung (băng huyết, lậu huyết, bạch đới ở phụ nữ do tử cung lạnh), đe doạ sẩy thai, chữa đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt khó khăn do thiếu máu và các nguyên nhân khác.
Ngài Cứu còn có tác dụng trị cảm cúm, suy nhược cơ thể, làm tăng tuần hoàn máu lên não, đau thần kinh tọa, thấp khớp, đau dạ dày, đau khớp, eczema, ngứa.
 
Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết. 
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Bạch Đàn Chanh

Tên tiếng Anh  Eucalyptus Citriodora Oil
Tên khoa học: Eucalyptus Citriodora
Xuất xứ: Bắc Giang
Thành phần chiết xuất: Lá non
Phương pháp chiết xuất: Hơi nước
Khả năng cung cấp: 1,000 lít/tháng

Mô tả thực vật
Bạch đàn - Eucalyptus Citriodora thuộc loài đại mộc. Lá thường thon dài cong cong có màu xanh hơi mốc trắng hoặc xanh đậm chứa chất dầu Eucalyptone thơm mùi dầu tràm. Hoa có cuốn ngắn , trái hình bông vụt khoản 1cm bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu nâu sậm. Loài bạch đàn nói chung rất mau lớn, tán lá hẹp thưa, trồng trong vòng 5, 6 năm thì có chiều cao trên 7m và đường kính thân cây khoảng 9-10 cm. Cây có nguồn gốc từ châu Úc. Tại Việt Nam, cây được trồng nhiều ở các tỉnh thành phố phía Bắc và miền Trung. Tinh dầu nguyên chất bạch đàn chanh được chiết xuất từ lá của cây.

Chỉ tiêu chất lượng tinh dầu:
Màu sắc: Màu xanh nhạt đến màu xanh vàng nhạt
Hương thơm: Hương thơm đặc trưng của lá bạch đàn non
Tỷ trọng ở 20 độ C: 0.9124
Chỉ số khúc xạ ở 20 độ C: 1.4607
Năng suất quay cực ở 20độ C: 2.73
Thành phần chính: Lá chứa 0,5-2% tinh dầu. Tinh dầu chứa citronella 60-65%; citronelol 15-20%, alcol bậc I quy ra geraniol 11.14%, geranial và các thành phần khác 2%
 
Công dụng:
Tinh dầu Bạch đàn chanh có mùi thơm dễ chịu, có hàng lượng Citronella khá cao nên là nguồn nhiên liệu tự nhiên có giá trị trong công nghệ chuyển hóa và sản xuất các sản phẩm hydroxycitronellal, citrolellylnitrile và methon, dùng nhiều trong công nghệ hóa mỹ phẩm, là thành phần quan trọng để sản xuất nước hoa, mỹ phẩm. Dùng làm thuốc sát khuẩn tại chỗ đặc biệt trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và trong một số bệnh ngoài da. Trộn lẫn với một lượng tương đương dầu Ôliu, dùng làm thuốc gây sung huyết da để điều trị thấp khớp. Ngoài ra, tinh dầu Bạch Đàn còn dùng làm thuốc trị bỏng, làm thuốc gây long đờm trong trường hợp viêm phế quản mạn tính và hen.

Thận trọng:
Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng
Không để tinh dầu tiếp xúc trực tiếp với mắt và vùng da nhạy cảm.
Bảo quản nơi khô ráo, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người bệnh kinh niên dùng có sự chỉ định của bác sĩ.
Hạn sử dụng 03 năm ở điều kiện nhiệt độ <30­­ độ C,  kể từ ngày sản xuất.
 
Liên hệ mua hàng:
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989  

Tinh dầu Long não

Tên tiếng Anh: Comphor essential oil
Tên khoa học: Cinnamomum Camphors
Xuất xứ: Hà Giang - Việt Nam
Thành phần chiết xuất: Gỗ, rễ và cành cây
Phương pháp chiết xuất: Lôi cuốn hơi nước
Sản lượng cung cấp: 3.000 lít/tháng
 
Mô tả thực vật:
Cây Long não là một loại cây thân gỗ lớn có thể cao tới 20-30 m. Các lá nhẵn và bóng, bề mặt như sáp và có mùi long não khi bị vò nát trong tay. Cây long não có thân cây chắc khỏe với vỏ cây hơi thô và có các đốm nhạt màu, bị nứt nẻ theo chiều dọc. Long não có nguồn gốc ở khu vực Đông Á, bao gồm Đài Loan, miền nam Nhật Bản, đông nam Trung Quốc và Đông Dương, tại đây người ta trồng nó để sản xuất dầu long não. Nó cũng được trồng tại khu vực ven bờ biển Đen của khu vực Kavkaz.
Ở Việt Nam, cây Long não thường được trồng làm cảnh quan tại các đô thị. Cho đến nay, cây long não mang tên dã hương ở thôn Giữa, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang vẫn được xem là cây được trồng lâu đời nhất trên thế giới (tuổi thọ trên dưới 650 năm, hiện cao trên 30 m, đường kính thân đến 2,59 m), đã được tác giả bộ Từ điển Larousse của Pháp ghi nhận là cây long não lớn nhất thế giới và được Việt Nam tôn vinh là cây di sản Quốc Gia.
 
Chỉ tiêu chất lượng của tinh dầu:
Màu sắc: Màu vàng nhạt đến không màu
Hương thơm: Mùi Long não đặc trưng
Tỷ trọng ở 25 độ C: 0.950 
Chỉ số khúc xạ ở 25 độ C: 1.475
Năng suất quay cực ở 25độ C: +23.5
Thành phần chính: Camphor > 40%
Ngoài ra còn có d-Camphor,  a-Pinen, Cineol, Safrol, Campherenol, Caryophyllen, Terpineol, Phellandrene, Carvacrol, Azullen, d-Limone, Cadinen
 
Công dụng:
Long não dễ dàng hấp thụ qua da và tạo ra cảm giác mát tương tự như tinh dầu Bạc Hà (menthol) và có tác dụng như là một chất gây tê và khử trùng nhẹ cục bộ.
Long não cũng được sử dụng như là một loại hương liệu trong các loại đồ ngọt ở Ấn Độ và châu Âu. Người ta cũng cho rằng long não đã từng được dùng làm hương liệu trong các loại bánh kẹo tương tự như kem ở Trung Quốc trong thời kỳ nhà Đường. Ngoài ra, long não còn có rất nhiều tác dụng khác, như:
Kích thích hoạt động của thần kinh, cơ tim, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp nói chung.
Làm ấm cơ thể, Giảm đau nhức, mỏi cơ,làm tan vết bầm tím.

Thận trọng:
Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp
Đựng kín trong lọ kín, để xa tầm tay trẻ em
Không sử dụng tinh dầu điều trị bệnh thay thế cho chăm sóc y tế cần thiết.
Không sử dụng dầu nguyên chất trực tiếp trên da của bạn.
Nên pha loãng tinh dầu nguyên chất với dầu thực vật trước khi dùng.
Không tiếp tục sử dụng tinh dầu nếu phát hiện có mùi, màu sắc lạ hoặc khi bị dị ứng xảy ra.
Liên hệ mua hàng:
 
CỬA HÀNG TRẦN LỘC
Địa chỉ: số 2, ngõ 61/1 Đường Mễ trì, Từ Liêm, Hà Nội
Tel: 0989475636 - 01252928989